Hotline :
098.212.1816
 
 
 
   Trang chủ    Nhà ở Nhật Bản
Nhà ở Nhật Bản
Nhà ở Nhật Bản - phần 02
  Mã sản phẩm
  Chất liệu
  Chiều cao
  Chiều rộng
  Chiều dài
  Giá bán
644
0 VND
 
Mô tả sản phẩm

 Nhà ở Nhật Bản - phần 02.

( Nguồn: Wikipedia)

1.    Tiện ích

o   Sưởi

Hệ thống sưởi cục bộ thay vì sưởi trung tâm là phổ biến trong các ngôi nhà Nhật Bản. Căn hộ cho thuê thường không có sẵn thiết bị sưởi ấm hoặc làm mát nhưng lại có sẵn đường ống dẫn, cho phép lắp đặt các thiết bị đó. Người ở có thể mua các thiết bị để lắp vào và tháo ra, mang theo khi họ chuyển đi.

Các tòa nhà truyền thống của Nhật Bản không sử dụng vật liệu cách nhiệt, như kính cách nhiệt ở cửa sổ, các căn hộ cấp thấp cũng tương tự. Tuy nhiên, ở Hokkaido và khu vực phía bắc của Honshū, do mùa đông ở đó rất lạnh, nên vật liệu cách nhiệt được sử dụng, kính hai lớp cũng được dùng cho cửa sổ.

Thiết bị sưởi bằng dầu hỏa và bằng gas là phổ biến và việc luân chuyển không khí nóng khắp phòng được thông qua quạt. Nhiều thiết bị như vậy có tính năng điều khiển nhiệt độ bằng máy tính, bật và tắt theo lịch trình đặt sẵn. Cửa sổ trong nhiều ngôi nhà có lỗ thông hơi để bảo vệ người cư ngụ khỏi nồng độ khí thải quá mức. Các thiết bị sử dụng dầu hỏa và khí đốt có các tính năng an toàn để tắt lửa và cắt nguồn cung cấp nhiên liệu khi máy sưởi bị rung lắc, cho dù nguyên nhân rung lắc là do tai nạn hay do động đất. Các thiết bị này thường tự động tắt sau hai hoặc ba giờ để ngăn khí carbon monoxide tích tụ trong khi thời gian ngủ.

Những máy sưởi kiêm thêm nhiệm vụ như máy lạnh được gọi là eakon, những thiết bị này được cấp nhiệt thông qua các bộ phận bơm nhiệt trên trần nhà hoặc trên tường, eakon thường được treo phía trên cửa ra vào. Những thiết bị này có sẵn bộ phận điều khiển nhiệt và bộ cài đặt thời gian.

Ở miền bắc Nhật Bản thì phổ biến hệ thống sưởi yukadanbō (máy sưởi sàn), trong đó chất lỏng được làm nóng và luân chuyển để cung cấp hơi ấm. Do chi phí đắt đỏ nên loại máy sưởi này chỉ được lắp đặt hạn chế ở những khu vực như phòng khách hay phòng thay quần áo. Thảm điện đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Ghế ngồi trong nhà vệ sinh cũng được làm ấm bằng điện.

 

Một loại máy sưởi truyền thống được gọi là kotatsu vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Kotatsu có thể có nhiều dạng, nhưng phổ biến hơn cả là như một bộ phận làm nóng bằng điện được gắn vào mặt dưới của một chiếc bàn thấp: Bàn này được phủ lên trên bởi một tấm chăn lông vũ nhẹ để giữ nhiệt, loại bàn này được dùng phổ biến trong washitsu.

o   Điện

Các ngôi nhà ở Nhật Bản được kết nối với lưới điện quốc gia bằng cách sử dụng hệ thống 3 dây với điện áp tiêu chuẩn 100V. Các ổ cắm điện xoay chiều 100V được đặt khắp nhà để sử dụng chung. Cũng có vài ổ cắm 200V để dùng cho bếp cảm ứng hoặc máy điều hòa không khí lớn. Tần số đường dây là 50Hz ở miền đông Nhật Bản và 60Hz ở miền tây của đất nước. Bộ ngắt mạch từ 30 đến 60ampe là chủ yếu cho hầu hết các tủ phân phối điện.

Nhiều thiết bị gia dụng hoạt động bình thường ở cả hai tần số. Các ổ cắm trong nhà bếp, nhà vệ sinh và phòng tắm, cũng như các ổ cắm trên trần cho các thiết bị điều hòa không khí có dây nối đất, dưới dạng ổ cắm 3 chân hoặc cổng kết nối có nắp che. Các thiết bị được thiết kế để sử dụng tại các khu vực có tiếp xúc với nước, chẳng hạn như máy giặt quần áo và bồn cầu có sưởi, phải có dây nối đất hoặc chốt nối đất riêng biệt. Các bộ điều hợp phích cắm Cheater luôn có sẵn để chuyển đổi các phích cắm, cho phép sử dụng phích cắm 3 chân tại các ổ cắm 2 chân. Kể từ năm 2005, các ngôi nhà mới xây của Nhật Bản bắt buộc phải có ổ cắm 3 chân cho các thiết bị gia dụng.

o   Chiếu sáng

Nhiều ngôi nhà không có đèn trần lắp trong phòng khách, phòng ăn và phòng ngủ, thay vào đó là các ổ cắm âm trần cung cấp các kết nối điện và hỗ trợ cơ học cho thiết bị chiếu sáng. Có bốn loại đầu nối trên trần phổ biến tương ứng với trọng lượng của đèn lắp. Riêng nhà bếp, phòng tắm, hành lang và tiền sảnh được lắp sẵn đèn trên trần. Đèn chiếu sáng phổ biến là đèn huỳnh quang và đèn LED.

2.     Ô tô

Bên ngoài khu vực trung tâm của các thành phố lớn, nhiều người Nhật để xe gần nhà của họ. Một số ngôi nhà có nhà để xe xây sẵn, những nhà khác có sân đậu xe hoặc có không gian khuôn viên rộng rãi. Các tòa nhà chung cư thường có bãi đậu xe ở tầng một (tầng trệt) của tòa nhà hoặc ở ngoài trời. Bãi đậu xe có thang máy cho phép sử dụng gấp đôi số chỗ đậu xe trong cùng một không gian. Người dân cũng thuê chỗ đậu xe hàng tháng tại các bãi đất trống trong khu phố, được gọi là tsukigime chūsha (bãi đậu xe tháng).

3.     Xây dựng

Nhiều khu dân cư được xây dựng bởi các công ty như Matsushita (dưới tên PanaHome), Misawa Home, Mitsui, và Sumitomo Forestry. Một số công ty duy trì nhà mẫu để giới thiệu cho những người mua tiềm năng, tương tự, các công ty sản xuất trang thiết bị cũng vận hành các showroom để trưng bày sản phẩm của họ.

o   Vật liệu xây dựng

Đối với nhà riêng, vật liệu gỗ được ưa chuộng, bên ngoài nhà được ốp và lát bằng gạch men. Nội thất thường dùng vách thạch cao, sơn hoặc có lớp phủ tường, lợp mái chủ yếu bằng ngói, đôi khi là gạch nung hoặc bê tông. Các tòa nhà lớn được xây dựng bằng bê tông cốt thép, lớp phủ trên mái bằng nhựa đường và chất tổng hợp.

o   Quy định về nhà ở

Với nhà riêng, nhà bằng gỗ ở Nhật Bản cho phép hai tầng, tuy nhiên, bằng cách sử dụng công nghệ mới, một số tòa nhà bằng gỗ ba tầng hiện đã được cấp phép nếu chúng đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng. Một số ngôi nhà bằng gỗ có thể có gác xép, nhưng không được sử dụng làm phòng ngủ mà chỉ làm nơi chứa đồ. Các căn nhà bằng thép và bê tông có thể có nhiều tầng hơn. Tầng hầm không phổ biến ở nhà riêng nhưng là phổ biến ở các tòa nhà cao tầng.

Giá trị tính thuế của một ngôi nhà được quy định bởi vật liệu xây dựng nó. Những ngôi nhà bằng gỗ được coi là có tuổi thọ hai mươi năm và những ngôi nhà bằng bê tông có tuổi thọ là ba mươi năm. Giá nhà được định giá giảm dần mỗi năm, trái ngược với thị trường nhà ở ở các quốc gia khác và hầu hết các đại lý bất động sản cũng sử dụng chính sách giá này. Mặc dù vẫn còn một số ngôi nhà bằng gỗ mái tranh gần 100 năm tuổi và các tòa nhà bê tông vẫn còn nguyên sau 30 năm, nhưng việc đánh thuế vẫn dựa trên phương pháp trên.

o   Xây dựng đối phó với động đất

Các kiến trúc sư Nhật Bản đã phát triển công nghệ để làm giảm thiệt hại của động đất, một thảm họa thiên nhiên thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản. Để giảm sự rung chuyển của các tòa nhà, các kiến trúc sư sẽ cách ly phần móng của các tòa nhà với mặt đất: các tấm đệm linh hoạt được lắp đặt dưới các tòa nhà để hỗ trợ chúng khi động đất xảy ra, hoặc tạo ra một khoảng trống dưới nền móng để nó không được kết nối trực tiếp với mặt đất. Đây cũng là một lý do tại sao các ngôi nhà Nhật Bản hay sử dụng khung gỗ, vì gỗ là vật liệu làm giảm sự rung chuyển của động đất.

4.     Lối sống

Nhiều thanh niên Nhật Bản chọn sống cùng cha mẹ thay vì ở riêng, một hiện tượng được gọi là những người độc thân ký sinh. Một cuộc khảo sát năm 1998 của Bộ Y tế và Phúc lợi chỉ ra rằng khoảng 60% nam giới và 80% phụ nữ độc thân trong độ tuổi từ 20 đến 34 sống với cha mẹ của họ.

Sau khi kết hôn, đôi vợ chồng trẻ thường sống chung nhà với bố mẹ nhưng vẫn mong muốn về việc tách biệt giữa hai thế hệ nên đã dẫn đến hiện tượng nisedaijūtaku – một ngôi nhà gồm hai thế hệ nhưng có hai khu vực sinh sống hoàn toàn riêng biệt. Ngược lại, ở các khu vực đô thị lớn của Nhật Bản, việc các cặp vợ chồng trẻ ở chung một căn hộ từ trước khi cưới không còn là chuyện lạ.

Theo truyền thống, người già sống với con cái của họ chứ không vào nhà dưỡng lão và trách nhiệm đối với cha mẹ thường thuộc về con trai trưởng. Số lượng lớn người cao tuổi sống tại nhà đã dẫn đến nhu cầu lớn về các sản phẩm chăm sóc cho gia đình và đã hình thành khái niệm “nhà ở không rào cản",  tức là có ít chướng ngại vật đối với người cao tuổi khi di chuyển trong nhà.

Việc chia sẻ chỗ ở với người lạ là rất hiếm ở Nhật Bản, hầu hết những người độc thân thích sống trong những căn hộ riêng lẻ có diện tích nhỏ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi Nhật Bản đang trải qua những thay đổi về nhân khẩu học và kinh tế xã hội, việc người trẻ ở chung căn hộ đang trở nên phổ biến hơn.

Các công ty Nhật Bản thường cho nhân viên nam của họ đi công tác ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp Nhật Bản. Không phải lúc nào gia đình nhân viên này cũng muốn đi cùng hay chuyển đến ở gần nơi làm việc mới. Trong trường hợp này, nhân viên nam sẽ thuê các căn hộ nhỏ, sau đó sẽ về nhà thăm gia đình vào cuối mỗi tuần, hai tuần một lần hay một tháng một lần tùy thuộc vào khoảng cách địa lý và chính sách của công ty.

5.     Quyền sở hữu nhà đất

Do chi phí nhà khá cao ở các thành phố lớn của Nhật Bản, nên nhiều gia đình và cá nhân chọn phương án thuê căn hộ hơn là sở hữu nhà riêng. Năm 2003, chưa đến một nửa số căn hộ ở Tokyo thuộc sở hữu của người dân, trái lại, khu vực nông thôn có xu hướng sở hữu cao hơn nhiều, tỷ lệ sở hữu cao nhất trong cả nước là tỉnh Toyama, với khoảng 80% tổng số nhà.

Kích thước trung bình của một căn nhà ở Nhật Bản là 121,7m2. Kích thước này cũng khác nhau giữa các khu vực đô thị lớn (Tokyo: 91,0m2) với các khu vực nông thôn (tỉnh Toyama: 178,4m2). Diện tích của những ngôi nhà được rao bán hoặc cho thuê thường được liệt kê theo đơn vị tsubo () của Nhật, xấp xỉ bằng diện tích của hai tấm chiếu tatami gộp lại (3,3m2), kích thước các phòng riêng lẻ thường được đo theo kích thước chiếu tatami.

Khi ngôi nhà cũ đi, chủ sở hữu sẽ thay thế chúng, bằng xây dựng lại trên cùng một nền nhà. Để thực hiện điều này, những người cư ngụ sẽ chuyển đến một nơi cư trú tạm thời, nhà thầu phá bỏ nhà cũ và xây dựng một công trình mới, các cư dân sau đó quay trở lại ở khi công trình hoàn tất. Như vậy, cư dân được hưởng lợi từ việc giữ nguyên địa chỉ, số điện thoại và các tài khoản tiện ích, cũng như tránh được chi phí phải mua nhà mới. Do được xây dựng bằng gỗ cộng với tuổi thọ tương đối ngắn của các ngôi nhà Nhật Bản, việc thay thế bằng nhà mới được cho là rẻ hơn so với việc duy trì nhà cũ. Khi các quy định về xây dựng khu dân cư thay đổi, đặc biệt là về yêu cầu khoảng lùi và tỷ lệ diện tích chiếm đất của công trình, việc xây dựng lại nhà mới trên cùng một địa điểm có thể dẫn đến việc ngôi nhà mới sau khi xây lại có diện tích giảm đi so với ban đầu. Để giải quyết vấn đề này, chủ nhà đôi khi sẽ chỉ phá dỡ nhà cũ ở mức tối thiểu để đủ điều kiện theo luật pháp là "cải tạo" chứ không phải "xây dựng lại".

6.     Nhà cho thuê

Để thuê một căn hộ ở Nhật Bản, người thuê sẽ đến các đại lý bất động sản ở khu vực đó và xem hồ sơ của các căn hộ cho thuê. Hồ sơ này có sơ đồ bố trí của căn hộ cho thuê và các chi phí để thuê căn hộ này. Nếu người thuê nhà quan tâm đến một căn hộ cụ thể, nhân viên bất động sản sẽ liên hệ với chủ nhà để xem căn hộ còn trống không và sắp xếp một buổi hẹn xem nhà. Thông thường, người thuê không thể tự mình thuê căn hộ mà bắt buộc phải có người bảo lãnh, là người cam kết sẽ trả tiền thuê nhà nếu có vấn đề phát sinh.

Theo truyền thống, chủ nhà sẽ thu tiền đặt cọc thiệt hại và tiền “key money” trước khi người thuê đến nhận phòng, đại lý bất động sản cũng được trả hoa hồng bằng một tháng tiền thuê nhà cho các dịch vụ họ cung cấp. Tiền “key money” là khoản thanh toán không hoàn lại cho chủ nhà. Ở các thành phố lớn như Tokyo và Osaka, “key money” là một khoản tiền lớn, nhiều khi, có thể lên tới sáu tháng tiền thuê nhà. Trong những năm gần đây, số tiền này đã không còn hoặc giảm đi, chỉ bằng hai hoặc ba tháng tiền thuê nhà.

Một ngành dịch vụ cho thuê căn hộ không cần đặt cọc, được gọi là cho thuê tháng cho thuê tuần đã xuất hiện ở các thành phố lớn. Tiền thuê những căn hộ này thường cao hơn so với cho thuê truyền thống và có thể được cung cấp thêm một số dịch vụ theo phong cách khách sạn như thay khăn trải giường.

Ở Tokyo, hợp đồng thuê nhà điển hình là một năm, sau mỗi năm thỏa thuận này được thương lượng lại. Ở nhiều thành phố khác, thỏa thuận một năm được coi là thời gian lưu trú tối thiểu và giá thuê nhà không thay đổi qua các năm. Tuy nhiên, trong trường hợp khi các tòa nhà cũ hơn, cần phải sửa chữa nhiều hơn hoặc khi thuế suất của chính phủ tăng, tiền thuê nhà sẽ tăng.

7.     Nhà khách

Người nước ngoài khi thuê căn hộ thường không dễ do họ khó tìm được người bảo lãnh. Nhà khách là một cách để giải quyết vấn đề này, nó được gọi là Gaijin - có nghĩa là nhà của người nước ngoài. Nhà khách có nhiều mô hình khác nhau, chúng được thiết kế để cung cấp chỗ ở ngắn hạn với giá cả hợp lý và ít phiền phức nhất. Đầu tiên, nhà khách thường dành vào du khách nước ngoài, nhưng dần dần ngày càng trở nên phổ biến với những người trẻ Nhật Bản, những người tìm cách phá vỡ lối sống truyền thống là ở cùng cha mẹ. Nhà khách thường chỉ có một phòng ngủ, bếp và phòng tắm sử dụng chung.

8.     Nhà ở của công ty

Nhiều công ty Nhật Bản cũng duy trì các tòa nhà chung cư của họ (shataku), nơi nhiều nhân viên trẻ sống từ khi họ mới bắt đầu làm việc. Shataku này là sở hữu của công ty hoặc được công ty thuê và thường ở gần văn phòng của công ty. Tính đến năm 2003, có gần 1,5 triệu đơn vị shataku ở Nhật Bản.

Tùy thuộc vào chính sách của công ty, shataku là loại một phòng dành cho những người độc thân hay là khu phức hợp nhiều phòng lớn hơn dành cho các cặp vợ chồng đã kết hôn. Thời hạn thuê shataku tối đa tùy thuộc vào chính sách của công ty, một số công ty cho nhân viên thuê đến khi kết hôn,  số khác chỉ cung cấp cho họ tối đa 5 năm làm việc đầu tiên.

 

Sản phẩm cùng loại
0 VND
 

CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ BẢN

Địa chỉ: Cổ Bản - Phường Đồng Mai - Quận Hà Đông - Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 098.212.1816; 098.328.1618 
Email: cobanjsc@gmail.com
Website: www.cobanjsc.com

Tổng số lượt truy cập : 1.367.185
Đang truy cập : 6