Hotline :
098.212.1816
 
 
 
   Trang chủ    Nhà ở Nhật Bản
Nhà ở Nhật Bản
Vườn Nhật – phần 03
  Mã sản phẩm
  Chất liệu
  Chiều cao
  Chiều rộng
  Chiều dài
  Giá bán
656
0 VND
 
Mô tả sản phẩm

 Vườn Nhật – phần 03.

( Nguồn: Wikipedia)

Các thành phần trong vườn Nhật.

Khả năng nắm bắt những gì tinh túy nhất của thiên nhiên khiến những khu vườn Nhật Bản trở nên đặc biệt và lôi cuốn người quan sát. Sự tương phản giữa vườn hoa phương Tây và vườn Nhật Bản là rất sâu sắc. Các khu vườn phương Tây thường được tối ưu hóa để thu hút thị giác trong khi các khu vườn Nhật Bản được mô phỏng với các ý tưởng tâm linh và triết học.

Các khu vườn truyền thống có thể được phân loại thành ba loại: tsukiyama (vườn đồi), karesansui (vườn khô) và vườn chaniwa (vườn trà). Mục đích chính của một khu vườn là cố gắng trở thành một không gian lưu giữ những vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên. Không gian nhỏ của những khu vườn này là một thách thức cho những người làm vườn. Do sự đặc biệt quan trọng của đá tự nhiên và cây cối nên việc tìm kiếm nguyên vật liệu phù hợp có tính chọn lọc rất cao.

Sự thanh bình của cảnh quan với cấu trúc đơn giản nhưng có chủ ý của các khu vườn Nhật Bản là những gì thực sự làm nên sự độc đáo của khu vườn. Hai nguyên tắc chính được kết hợp trong một khu vườn Nhật Bản là tối thiểu và biểu tượng hóa.

·         Nước

Các khu vườn Nhật Bản luôn có nước, có thể là ao hoặc suối, trong khu vườn đá khô, nước được đại diện bằng cát trắng. Nước và đá như âm và dương, hai mặt đối lập nhưng bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Một khu vườn truyền thống sẽ có một cái ao có hình dạng bất kỳ, trong những khu vườn lớn hơn có từ hai ao trở lên thì các ao được nối với nhau bằng một con kênh, một dòng suối hay một thác nước mô phỏng theo một thác nước tự nhiên nổi tiếng nào đó.

Vườn Nanzen-ji ở Kyoto

Trong các khu vườn truyền thống, ao và suối được đặt cẩn thận theo thuật phong thủy - nghệ thuật sắp đặt để thu hút vận may. Các quy tắc sắp đặt vị trí của nước đã được đưa ra trong cuốn sách đầu tiên của Nhật Bản hướng dẫn về cách làm vườn - Sakuteiki (Hồ sơ về việc làm vườn) - vào thế kỷ 11. Theo Sakuteiki, nước nên đi vào khu vườn từ phía đông hoặc đông nam và chảy về phía tây vì phía đông là phương của Rồng xanh (seiryu), phía tây là phương của Bạch hổ. Nước chảy từ đông sang tây sẽ mang theo tà khí, chủ vườn sẽ được khỏe mạnh và trường thọ. Theo Sakuteiki, một sự sắp xếp thuận lợi khác là cho nước chảy từ phía Bắc - đại diện cho nước, về phía Nam - tượng trưng cho lửa, hai thứ đối lập nhau (âm và dương) và do đó sẽ mang lại may mắn.

Vườn Keitaku-en gần Osaka

Sakuteiki cũng đề xuất một số cảnh quan thu nhỏ có thể sử dụng hồ và suối như:

-       Phong cách đại dương: có những tảng đá dường như đã bị sóng xói mòn, một bãi biển đầy cát và những cây thông.

-       Phong cách sông rộng: tái hiện dòng chảy của một con sông lớn, uốn lượn như một con rắn.

-       Phong cách ao đầm: một cái ao lớn tĩnh lặng với các loài thực vật thủy sinh.

-       Phong cách núi trùng điệp: với nhiều đá và thác.

-       Phong cách chữ: một cảnh quan khắc khổ với những cây nhỏ, thấp, nhẹ nhàng, phù điêu và nhiều tảng đá phẳng nằm rải rác.

Dòng suối quanh co tại vườn Mōtsū-ji ở Hiraisumi

Những khu vườn nước truyền thống của Nhật Bản thường có những hòn đảo nhỏ trong hồ, còn trong các khu vườn chùa linh thiêng, thường có một hòn đảo tượng trưng cho núi Penglai hoặc núi Hōrai, nơi ở của Tám vị thần bất tử.

Một hòn đảo đá và một cây thông duy nhất trong vườn Rikugien ở Tokyo tượng trưng cho núi Hōrai.

Sakuteiki cũng mô tả các loại đảo nhân tạo khác nhau có thể được sử dụng trong hồ, bao gồm:

-       Đảo núi: được tạo thành từ những tảng đá thẳng đứng lởm chởm xen lẫn với những cây thông, bao quanh bởi một bãi biển đầy cát.

Vườn Youkoukan ở tỉnh Fukui tái hiện một bãi biển thu nhỏ và một ngọn núi

-       Đảo đá: gồm những tảng đá dường như đã bị sóng biển đánh tung, cùng với những cây thông cổ thụ nhỏ, có hình thù khác thường.

Một hòn đảo trong khu vườn Kōraku-en, Tokyo

-       Đảo mây: được tạo thành từ cát trắng ở dạng tròn màu trắng của một đám mây vũ tích.

-       Hòn đảo mù sương: một hòn đảo cát thấp, không có đá hay cây cối.

Thác nước là một yếu tố quan trọng trong các khu vườn Nhật Bản, là phiên bản thu nhỏ của thác nước hay của các dòng suối trên núi Nhật Bản. Sakuteiki mô tả bảy loại thác và lưu ý rằng nếu có thể, nên có một dòng thác nên hướng về phía mặt trăng, được thiết kế để thu được hình ảnh phản chiếu của mặt trăng trong nước.

Hồ sen ở Enjoy-ji, một vườn địa đàng thời Heian (thế kỷ 12)

Cái ao ở vườn Suizen-ji Jōju-en (1636), nơi có nước được cho là tuyệt vời để pha trà

·         Đá, cát và sỏi

Đá, cát và sỏi là những yếu tố thiết yếu của khu vườn Nhật Bản. Vai trò của đá trong các khu vườn Nhật Bản để tượng trưng cho các hòn đảo / ngọn núi, được cho là một đặc tính thẩm mỹ của các khu vườn truyền thống của Nhật Bản.

Những tảng đá trong vườn ở Daitoku-ji

Một tảng đá thẳng đứng có thể tượng trưng cho núi Horai - ngôi nhà huyền thoại của Tám vị thần bất tử, hoặc núi Sumeru của giáo lý Phật giáo hay một con cá chép nhảy lên từ mặt nước. Một tảng đá phẳng có thể tượng trưng cho trái đất, cát hoặc sỏi có thể tượng trưng cho một bãi biển hoặc một dòng sông chảy. Đá cứng và nước mềm cũng tượng trưng cho âm dương, hai yếu tố bổ sung cho nhau nhưng cũng đối lập nhau, nước dù mềm, vẫn có thể mài mòn đá.

Những tảng đá tại vườn Tōfuku-ji (1934)

Một tảng đá lớn bằng phẳng trên một hòn đảo trong vườn Korakuen ở Tokyo, tượng trưng cho đầu của một con rùa.

Những viên đá được sắp xếp cẩn thận xung quanh ao trong Vườn Ritsurin.

Đá núi lửa xù xì (kasei-gan) thường được sử dụng để tượng trưng cho núi hoặc làm đá bước. Đá trầm tích mịn và tròn (suisei-gan) được sử dụng xung quanh bờ hồ hoặc làm đá bước, đá sắc nhọn được đặt bên các thác nước hoặc suối.

Theo truyền thống, các tảng đá được phân loại theo cao hay thấp, thẳng đứng hay hình vòm cong, nghiêng hay phẳng. Các tảng đá có kích thước và màu sắc khác nhau, nhưng không được có màu sáng, vì màu sáng được cho là thiếu sự tinh tế. Đá có các lớp hoặc đường vân thì các đường vân phải đi theo cùng một hướng và tất cả các tảng đá phải được đặt chắc chắn trên nền đất, tạo ra vẻ ngoài vững chắc và bền vững.

Vườn Ankokuji ở Hiroshima nổi bật với những tảng đá có kích thước và màu sắc khác nhau nhưng hài hòa

Các tảng đá được sắp xếp theo nhóm gồm hai, ba, năm hoặc bảy viên đá, trong đó nhóm ba viên là phổ biến nhất. Trong cách sắp xếp ba viên, tảng đá cao nhất thường tượng trưng cho trời, tảng đá nhỏ nhất là đất, tảng đá vừa là con người - cầu nối giữa trời và đất.

Khu vườn Shitenno-ji. Lưu ý bố cục ba tảng đá ở trung tâm.

Đôi khi một hoặc nhiều tảng đá, được gọi là suteishi (không tên), được đặt ở những vị trí dường như ngẫu nhiên trong vườn, để gợi ý về sự tự phát, mặc dù vị trí của chúng đã được lựa chọn cẩn thận.

Sự kết hợp giữa họa tiết đan vuông và  họa tiết nước tại Đền Negoro (Negoro-ji), tỉnh Wakayama.

Ở Nhật Bản cổ đại, ban đầu cát (suna), sỏi (jari) được sử dụng xung quanh các đền thờ Thần đạo và chùa Phật giáo, sau đó nó được sử dụng trong vườn đá Nhật Bản hoặc vườn Thiền để tượng trưng cho nước hoặc mây.

  

Vườn Tōfuku-ji, ở Kyoto

Khu  vườn cố gắng biểu đạt cho không gian được thấy trong thiên nhiên hoang dã, nơi cách xa thành phố và cuộc sống con người. Việc tập trung đến các chi tiết như hình dạng của một tảng đá hoặc rêu bám trên một chiếc đèn đá sẽ dẫn đến sự khác biệt đối với con mắt phương Tây, vốn đã quen với cách nhìn tổng quát.

Khu vườn Myōshin-ji

Sự chú ý đến từng chi tiết như vậy có thể được nhìn thấy ở những nơi như thác Midori trong vườn Kenroku-en ở Kanazawa, tỉnh Ishikawa, những tảng đá ở chân thác đã được thay đổi vào nhiều thời điểm bởi sáu daimyō khác nhau.

Sản phẩm cùng loại
0 VND
 

CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ BẢN

Địa chỉ: Cổ Bản - Phường Đồng Mai - Quận Hà Đông - Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 098.212.1816; 098.328.1618 
Email: cobanjsc@gmail.com
Website: www.cobanjsc.com

Tổng số lượt truy cập : 1.369.530
Đang truy cập : 3