|
|
||||||||
|
|||||||||
Mô tả sản phẩm
Chiếu Tatami. ( Nguồn: Wikipedia) Chiếu tatami (畳) là một loại chiếu được sử dụng làm vật liệu lót sàn trong các căn phòng kiểu Nhật Bản truyền thống. Tatami có kích thước tiêu chuẩn với chiều dài gấp đôi chiều rộng, khoảng 0,9 m x 1,8 m. Trong các võ đường, tatami là sàn được sử dụng để luyện tập và thi đấu. Tatami được dệt bởi bằng một loại cói mềm, kết hợp thêm sợi gai dầu hoặc sợi bông. Cách thức dệt là cứ bốn sợi dọc thì có một sợi ngang. Doko, phần lõi của chiếu tatami theo truyền thống được làm từ rơm rạ bó lại với nhau, nhưng với tatami hiện đại thì phần lõi này được thay thế bởi các tấm ván dăm gỗ hoặc xốp polystyrene. Các cạnh ngoài của chiếu thường được may viền (heri) bằng gấm hoặc vải trơn. Thuật ngữ tatami có nguồn gốc từ động từ tatamu (畳 む), có nghĩa là "gấp lại" hoặc "chất thành đống". Điều này chỉ ra rằng tatami ban đầu mỏng, có thể gấp lại, xếp thành nhiều lớp khi không sử dụng. Tatami ban đầu là một món đồ lát sàn nhà xa xỉ dành cho giới quý tộc, với các tầng lớp thấp hơn thì sàn nhà chỉ là nền đất. Trong thời kỳ Heian, khi phong cách dinh thự quý tộc của kiến trúc shinden-zukuri được hoàn thiện, sàn của các căn phòng trong cung điện shinden-zukuri chủ yếu bằng làm gỗ và chiếu tatami chỉ được sử dụng tại chỗ ngồi cho các quý tộc cao quý. Vào thời Kamakura, xuất hiện phong cách kiến trúc shoin-zukuri dành cho nơi ở của các samurai và thầy tu. Phong cách kiến trúc này phát triển đạt đến đỉnh cao vào thời Muromachi, đồng thời chiếu tatami cũng dần được phổ biến ở toàn bộ các phòng trong căn nhà. Phòng được trải chiếu tatami toàn bộ được gọi là zashiki, và từ đó có các quy tắc liên quan đến vị trí ngồi và cách sắp xếp tatami trong phòng. Người ta nói rằng thời gian nửa đầu thế kỷ 16 trở về trước, giới quý tộc cầm quyền và samurai ngủ trên tatami hoặc một loại chiếu dệt khác gọi là goza (茣 蓙), trong khi thường dân chỉ sử dụng thảm rơm hoặc ổ rơm. Tatami dần dần được phổ biến và xuất hiện trong nhà của những người dân thường vào cuối thế kỷ 17. Những ngôi nhà được xây dựng ở Nhật Bản ngày nay thường có rất ít phòng trải chiếu tatami, hoặc nếu có chỉ một phòng trong nhà được trải, các phòng này được gọi là nihonma hoặc washitsu "phòng kiểu Nhật". Kích thước của chiếu tatami truyền thống khác nhau giữa các vùng ở Nhật Bản: · Kyoto: 0,955 m x 1,91 m, được gọi là Kyōma tatami. · Nagoya: 0,91 m x 1,82 m, được gọi là Ainoma tatami. · Tokyo: 0,88 m x 1,76 m, được gọi là Edoma hoặc Kantōma tatami. Về độ dày, 5,5 cm là trung bình cho một Kyōma tatami, trong khi 6,0 cm là tiêu chuẩn cho một Kantōma tatami. Tấm chiếu có kích thước bằng một nửa tấm chiếu tiêu chuẩn được gọi là hanjō (半 畳), và tấm chiếu có kích thước ba phần tư kích thước tiêu chuẩn, hay được sử dụng trong các phòng trà đạo (chashitsu), được gọi là daimedatami. Ở Nhật Bản, kích thước của một căn phòng thường được đo bằng số lượng chiếu tatami (jō), khoảng 1,653m2 (đối với một tấm tatami kích thước tiêu chuẩn của Nagoya). Ngoài ra, về đơn vị đo diện tích truyền thống của Nhật Bản, diện tích phòng (và đặc biệt là diện tích sàn nhà) được gọi là tsubo, trong đó một tsubo bằng diện tích của hai tấm chiếu tatami (hợp thành một hình vuông) khoảng 3.306m2. Có những quy tắc liên quan đến số lượng chiếu tatami và cách bố trí chiếu tatami trong phòng. Trong thời kỳ Edo, cách sắp xếp tatami: shūgijiki và fushūgijiki được phân biệt rõ ràng, tùy theo từng sự kiện mà cách sắp xếp nào được sử dụng, trong thực tế bố cục shūgijiki được sử dụng thường xuyên hơn. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|