Hotline :
098.212.1816
 
 
 
   Trang chủ    Nhà ở Nhật Bản
Nhà ở Nhật Bản
Thiết kế nội thất ở Nhật Bản
  Mã sản phẩm
  Chất liệu
  Chiều cao
  Chiều rộng
  Chiều dài
  Giá bán
645
0 VND
 
Mô tả sản phẩm

 Thiết kế nội thất ở Nhật Bản.

( Nguồn: Wikipedia)

Thiết kế nội thất Nhật Bản mang một nét thẩm mỹ độc đáo bắt nguồn từ Thần đạo, Đạo giáo, Thiền tông và chịu ảnh hưởng của cả phong cách phương Tây, đặc biệt là Chủ nghĩa Hiện đại.

·         Thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản

Những yếu tố thẩm mỹ được coi là đặc trưng của Nhật Bản bắt nguồn từ các lý tưởng của Thần đạo Nhật Bản và Đạo giáo Trung Quốc. Văn hóa Nhật Bản vô cùng đa dạng, mặc dù vậy, về nội thất, tính thẩm mỹ nằm trong những sự đơn giản và tối giản.

Ý tưởng rằng vẻ đẹp thực sự của một căn phòng là ở không gian trống nằm trong mái nhà và tường bao đến từ Lão Tử, một nhà triết học và là người sáng lập Đạo giáo, người theo đuổi "lý tưởng thẩm mỹ về sự trống rỗng". Người tin rằng vẻ đẹp thực sự được nắm bắt trong trí tưởng tượng và không bị chi phối quá nhiều bởi những gì hiện hữu.

Thiết kế của Nhật Bản dựa trên sự khéo léo, vẻ đẹp của sự trau chuốt và tinh tế. Thiết kế nội thất rất đơn giản nhưng được chú ý kĩ đến từng chi tiết. Cảm giác phức tạp và đơn giản trong các thiết kế vẫn được coi trọng cả ở  thời hiện đại cũng như truyền thống.

Nội thất rất đơn giản, làm nổi bật lối trang trí tối giản và tự nhiên. Nội thất truyền thống Nhật Bản cũng như hiện đại, chủ yếu là sự kết hợp của các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, lụa, thảm rơm và vách shōji. Vật liệu tự nhiên được sử dụng để giữ sự đơn giản trong không gian kết nối với thiên nhiên. Các màu tự nhiên được sử dụng bên cạnh các màu trung tính như đen, trắng, trắng nhạt, xám và nâu.

Vô thường là một chủ đề mạnh mẽ được truyền đạt trong lối sống truyền thống của Nhật Bản. Một biểu hiện là kích thước của các phòng có thể được thay đổi bằng cách di chuyển cửa trượt fusuma hoặc vách ngăn shoji bên trong. Tủ được xây âm vào tường để cất giữ đệm ngủ futon vào ban ngày và lấy ra khi đi ngủ, nhằm có thêm không gian sinh hoạt trong ngày. Tính linh hoạt của những ngôi nhà này trở nên rõ ràng hơn vào các mùa. Ví dụ, vào mùa hè, các bức vách bên ngoài có thể được mở ra để lấy gió mát từ khu vườn vào nhà, các bức tranh treo tường và bình cắm hoa cũng thay đổi theo mùa.

Thẩm mỹ Nhật Bản phát triển hơn nữa với việc tôn vinh sự không hoàn hảo và thiếu hụt, những đặc điểm sinh ra do quy luật tự nhiên. Thần đạo, tôn giáo bản địa của Nhật Bản, là cơ sở cho việc đánh giá những giá trị này, với triết lý trân trọng cuộc sống và thế giới.

Vào thế kỷ thứ mười hai, một nhà sư Phật giáo, Yoshida Kenkō, đã tạo ra ảnh hưởng của mình đối với khả năng cảm thụ thẩm mỹ của người Nhật bằng triết lý sống của ông. Ông ta hỏi: "Có phải chúng ta chỉ ngắm hoa anh đào nở rộ, ngắm mặt trăng khi trời không có mây? ... Những cành hoa sắp nở hay khu vườn rải đầy cánh hoa tàn cũng là điều đáng để chúng ta ngưỡng mộ."

Điều chưa hoàn chỉnh cũng được Kenkō khen ngợi, "tính đồng nhất và hoàn chỉnh là điều không mong muốn". Nền tảng bổ sung cho những lý tưởng thẩm mỹ này, là việc đánh giá sự tương phản; khi sự không hoàn hảo hay sự nghèo hèn tương phản với sự hoàn hảo và sự sang trọng, mỗi thứ đều được nổi bật lên và do đó được đánh giá cao hơn.

·         Vật liệu truyền thống của nội thất

Nội thất truyền thống và hiện đại của Nhật Bản được có tính linh hoạt và thiết kế chủ yếu bằng vật liệu tự nhiên. Các không gian được sử dụng như những phòng đa chức năng, các phòng có thể được mở rộng không gian cho một dịp cụ thể hoặc đóng lại khi cần có sự riêng tư bằng cách kéo các tấm vách ngăn shōji.

Các thiết kế nội thất Zen của Nhật Bản lấy cảm hứng từ các yếu tố thiên nhiên vì họ tôn trọng thiên nhiên vô cùng. Thiết kế của họ có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như gỗ, thực vật, ánh sáng tự nhiên và hơn cả thế nữa.

Phần lớn các bức tường trong nội thất của Nhật Bản được làm bằng các tấm vách shoji, vách được đẩy mở ra để nối thông hai phòng lại với nhau, sau đó đóng chúng lại để tạo sự riêng tư. Các vách shōji được làm bằng giấy gắn vào các khung gỗ và nó trượt trên một đường ray gỗ khi được đẩy. Một tính năng quan trọng khác của shoji là chúng cho phép ánh sáng xuyên qua, đây là một khía cạnh quan trọng đối với thiết kế Nhật Bản. Các bức vách bằng giấy mờ cho phép ánh sáng được khuếch tán trong không gian và tạo ra các bóng sáng và hoa văn.

Chiếu Tatami là loại chiếu trải sàn bằng cói hay rơm rạ, thường được sử dụng để trải sàn trong nội thất của Nhật Bản, trong những ngôi nhà hiện đại của Nhật Bản thường chỉ có một phòng trải chiếu tatami. Tatami là cơ sở của kiến ​​trúc truyền thống Nhật Bản, quy định kích thước của một căn nhà. Chúng có nguồn gốc từ Nhật Bản cổ đại khi rơm được rải trên đất trống như một vật liệu làm mềm và ấm hơn. Vào thời Heian (794–1185), ý tưởng này đã phát triển thành những tấm chiếu di động có thể được đặt ở bất cứ đâu trong nhà để ngồi hoặc ngủ trước khi trở thành tấm trải sàn cố định vào thế kỷ 15. Tatami thích hợp với khí hậu Nhật Bản vì chúng cho phép không khí lưu thông xung quanh sàn nhà.

Tre được sử dụng phổ biến và thậm chí được mong đợi trong ngôi nhà Nhật Bản, được sử dụng cho cả mục đích trang trí và chức năng khác. Mành tre – sudare - thay thế shoji vào mùa hè để tăng cường tỏa nhiệt từ bên trong và mang lại sự thông thoáng hơn cho căn nhà. Nhà ở nông thôn và trang trại thường sử dụng nó cho trần nhà và xà nhà. Các đặc tính tự nhiên của tre, vẻ đẹp thô sơ với các mấu tre, bề mặt trơn nhẵn của thân tre, tương ứng với lý tưởng thẩm mỹ của người Nhật về sự không hoàn hảo, tương phản và tự nhiên.

Việc sử dụng giấy, hoặc washi, trong các căn nhà Nhật Bản là một thành phần chính tạo nên vẻ đẹp và bầu không khí của nội thất Nhật Bản. Sự biến hóa của bóng khi ánh sáng xuyên qua giấy, đã tạo thành khái niệm "bí ẩn của bóng tối", nhiều loại giấy được sử dụng cho các mục đích khác nhau trong nhà.

Gỗ thường được sử dụng cho khung nhà, đặc tính của gỗ có giá trị rất cao trong thẩm mỹ Nhật Bản, đó là sự ấm áp và không đều.

Một không gian âm tường được gọi là tokonoma thường xuất hiện trong các phòng khách truyền thống cũng như hiện đại của Nhật Bản. Đây là tâm điểm của căn phòng và là nơi trưng bày nghệ thuật Nhật Bản, thường là tranh vẽ hoặc thư pháp.

·         Ảnh hưởng từ phương Tây

Sau cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868, mối quan hệ của Nhật Bản với các cường quốc Âu-Mỹ trở nên gắn bó hơn.  Điều này lan rộng trong nhiều lĩnh vực như một sự tương tác sâu sắc với thế giới hiện đại, thiết kế nội thất cũng vậy, đã ra đời trường phái nội thất theo phong cách phương Tây, trong khi trường phái bản địa gắn liền với phong cách truyền thống.

Phong cách nội thất điển hình trong các ngôi nhà truyền thống Nhật Bản và nhà kiểu phương Tây vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là rất khác nhau, gần như đối lập nhau, điều này được thể hiện trong cả các phương diện đồ nội thất, tính linh hoạt của không gian và vật liệu sử dụng.

Nhiều không gian công cộng đã bắt đầu bố trí ghế và bàn làm việc vào cuối thế kỷ 19, các cửa hàng bách hóa áp dụng cách trưng bày theo phong cách phương Tây, một "văn hóa tiêu dùng và thị giác đô thị" mới đang hình thành.

Trong phạm vi nội địa, lối sống và cách ăn mặc của người dân cũng được xác định bởi phong cách nội thất, Nhật Bản hay phương Tây. Một trong những ví dụ là Hōmei-Den của Cung điện Hoàng gia Tokyo thời Minh Trị, nơi kết hợp cả phong cách truyền thống Nhật Bản như trần nhà bằng gỗ với sàn gỗ và đèn chum của phong cách phương Tây.

Chính phủ đã thúc đẩy Nhật Bản phát triển sang một nền văn hóa "hiện đại" hơn – văn hóa phương Tây. Hiện đại hóa ngôi nhà được coi là cách tốt nhất để thay đổi cuộc sống hàng ngày của người dân. Phần lớn lý do của việc hiện đại hóa là mong muốn thể hiện một bộ mặt văn minh cho thế giới, từ đó giúp đảm bảo vị thế của Nhật Bản như một quốc gia hiện đại trong trật tự thế giới. Ngay cả khi chính phủ khuyến khích chuyển đổi nhà ở, phần lớn người Nhật vẫn sống trong những ngôi nhà khá truyền thống từ những năm 1920, một phần lý do tình trạng kinh tế, một phần là vào đầu những năm 1910, phong cách phương Tây không phù hợp với đa số người dân.

Cũng rất khó để kết hợp đồ nội thất hiện đại vào nhà ở truyền thống do kích thước các phòng đều nhỏ và với mục đích sử dụng không gian linh hoạt, tính linh hoạt khó bảo toàn khi có đồ đạc cồng kềnh, nó không thực tế và cũng không phù hợp về mặt thẩm mỹ.

·         Ảnh hưởng đến phương Tây

Một số ảnh hưởng sớm nhất đến phương Tây, đặc biệt là ở Châu Âu đến từ hình thức nghệ thuật Nhật Bản, vào cuối thế kỷ XIX. Về mặt kiến ​​trúc và thiết kế nội thất, ảnh hưởng đến phương Tây tập trung nhiều hơn ở Hoa Kỳ.

Trước thế kỷ XX, phương Tây có rất ít kiến ​​thức được thu thập về các tòa nhà ở Nhật Bản. Điều này đã đạt được thông qua các cuộc triển lãm mà người Nhật tham gia, chẳng hạn như Triển lãm Quốc tế Centennial năm 1876 ở Philadelphia. Ảnh hưởng của những cuộc triển lãm như vậy tạo cho người phương Tây sự hứng thú  hơn đối với các giá trị truyền thống của Nhật Bản. Nhưng sự hứng thú này không đem lại kết quả chân thực, thay vào đó, sự trang trí hoa lệ của Nhật Bản, sự đơn giản của thiết kế Nhật Bản đã mất đi trong sự lộn xộn, phô trương thời Victoria.

Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ 20, một số kiến ​​trúc sư nổi tiếng hiện nay đã đến thăm Nhật Bản bao gồm Frank Lloyd Wright, Ralph Adams Cram, Richard Neutra và Antonin Raymond. Những kiến ​​trúc sư này, đã đóng những vai trò quan trọng trong việc mang ảnh hưởng của Nhật Bản đến chủ nghĩa hiện đại phương Tây.

Trong suốt thế kỷ mười tám và một phần lớn của thế kỷ mười chín, thị hiếu đối với nghệ thuật và kiến ​​trúc Trung Quốc đã tồn tại và thường dẫn đến "sự sao chép bề ngoài". Tuy nhiên, ảnh hưởng của Nhật Bản lại khác, các kiến ​​trúc sư đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề xây dựng, thay vì nghệ thuật trang trí. Sự đơn giản trong nhà ở của người Nhật đối lập với lối trang trí quá mức của phương Tây. Ảnh hưởng của thiết kế Nhật Bản do đó không bị sao chép mà ngược lại, phương Tây đã khám phá ra chất lượng không gian trong kiến ​​trúc truyền thống Nhật Bản, thông qua một bộ lọc các giá trị kiến ​​trúc phương Tây. Nền văn hóa tạo nên kiến ​​trúc truyền thống Nhật Bản cho đến nay vẫn khác xa so với những triết lý sống của phương Tây, những giá trị không dễ áp dụng cụ thể trong từng bối cảnh thiết kế.

 

Sản phẩm cùng loại
0 VND
 

CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ BẢN

Địa chỉ: Cổ Bản - Phường Đồng Mai - Quận Hà Đông - Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 098.212.1816; 098.328.1618 
Email: cobanjsc@gmail.com
Website: www.cobanjsc.com

Tổng số lượt truy cập : 1.372.945
Đang truy cập : 2