Hotline :
098.212.1816
 
 
 
   Trang chủ    Nhà ở Nhật Bản
Nhà ở Nhật Bản
Vườn Nhật – phần 02
  Mã sản phẩm
  Chất liệu
  Chiều cao
  Chiều rộng
  Chiều dài
  Giá bán
655
0 VND
 
Mô tả sản phẩm

 Vườn Nhật – phần 02.

( Nguồn: Wikipedia)

·         Thời kỳ Momoyama (1568–1600)

Thời kỳ Momoyama ngắn ngủi, chỉ 32 năm, phần lớn là các cuộc chiến tranh giữa các daimyō, những người đứng đầu các gia tộc phong kiến ​​Nhật Bản. Các trung tâm mới của quyền lực và văn hóa là những lâu đài kiên cố của các daimyō, tại đó xuất hiện những thành phố và khu vườn mới.

Khu vườn đặc trưng của thời kỳ này có một hoặc nhiều ao hoặc hồ bên cạnh dinh thự chính. Những khu vườn này được thấy trọn vẹn khi nhìn từ trên vị trí cao của lâu đài hoặc dinh thự do các daimyō đã phát triển kỹ thuật cắt và nâng những tảng đá lớn để xây dựng lâu đài cao hơn. Các hồ nhân tạo được bao quanh bởi những bãi biển bằng đá nhỏ, cộng thêm sự trang trí bằng những tảng đá và những cây cầu bằng đá tự nhiên. Các khu vườn trong thời kỳ này kết hợp các yếu tố của một khu vườn đi dạo với các yếu tố của khu vườn thiền, chẳng hạn như các lối đi quanh co, núi nhân tạo . . .

Khu vườn nổi tiếng nhất thời kỳ này, được xây dựng vào năm 1592, nằm gần lâu đài Tokushima trên đảo Shikoku, chi tiết đáng chú ý là một cây cầu dài 10,5 mét được làm bằng hai viên đá tự nhiên.

  

Khu vườn ở lâu đài Tokushima (1592) trên đảo Shikoku

Một khu vườn đáng chú ý khác của thời kỳ này vẫn còn tồn tại đến nay là Sanbō-in, được Toyotomi Hideyoshi xây dựng lại vào năm 1598 để kỷ niệm lễ hội hoa anh đào và tái hiện vẻ đẹp lộng lẫy của một khu vườn cổ. Ba trăm người làm vườn đã làm việc trong dự án, đào hồ và lắp đặt bảy trăm tảng đá trong một không gian rộng 540m2. Khu vườn được thiết kế để có thể nhìn thấy từ hiên của sảnh chính, hoặc từ "Hall of the Pure View", nằm ở vị trí cao hơn khu vườn.

Ở phía đông của khu vườn, trên một bán đảo, là sự sắp xếp của những tảng đá tượng trưng cho núi Horai thần thoại. Từ bán đảo đó có một cây cầu gỗ dẫn đến một hòn đảo tượng trưng cho một con sếu, một cây cầu đá nối hòn đảo sếu này với hòn đảo khác tượng trưng cho một con rùa, rồi từ hòn đảo rùa lại được nối bằng một cây cầu bằng đất quay trở lại bán đảo.

Khu vườn cũng có một thác nước dưới chân đồi với cây cối rậm rạp. Một đặc điểm của khu vườn thời kỳ Momoyama có thể thấy qua Sanbō-in là sự gần gũi giữa các tòa nhà với mặt nước.

Khu vườn ở Daigo-ji (1598) nổi tiếng với hoa anh đào.

Thời kỳ Momoyama cũng chứng kiến ​​sự phát triển của chanoyu (trà đạo), chashitsu (quán trà) và roji (vườn trà). Trà đã được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc bởi các nhà sư Phật giáo, họ sử dụng nó như một chất kích thích để giữ tỉnh táo trong thời gian dài thiền định. Bậc thầy vĩ đại về trà đầu tiên, Sen no Rikyū (1522–1591), đã xác lập một cách chi tiết về quy tắc của quán trà và vườn trà, tức là tuân theo nguyên tắc của wabi: "tinh tế, tỉnh táo và bình tĩnh".

Theo quy tắc của Sen no Rikyū, quán trà được cho là gợi ý về ngôi nhà của một tu sĩ ẩn tu. Đó là một công trình kiến ​​trúc bằng gỗ nhỏ, rất đơn sơ, lợp mái tranh, bên trong chỉ đủ chỗ cho hai tấm chiếu tatami. Trang trí duy nhất được cho phép bên trong quán trà là một cuộn giấy có chữ và một nhánh cây, quán trà không có cửa nhìn ra vườn.

Khu vườn trà cũng nhỏ, phải được tưới nước liên tục để giữ ẩm cho cây xanh tốt, trong vườn có một cây anh đào hoặc cây du để có những bông hoa rực rỡ vào mùa xuân. Bên cạnh có một lối đi dẫn đến cửa vào quán trà, dọc theo lối đi là băng ghế chờ, một chậu nước bằng đá gần cửa vào quán trà, để rửa tay và súc miệng trước khi vào. Cửa vào phòng trà là một cánh cửa vuông nhỏ nijiri-guchi, phải cúi thấp người để đi qua cánh cửa này. Sen no Rikyū đã yêu cầu không nên dọn dẹp khu vườn vài giờ trước khi buổi lễ diễn ra, để lá cây rơi vãi một cách tự nhiên trên lối đi.

Những khu vườn đáng chú ý trong thời kỳ này bao gồm: Tokushima Castle garden on the island of Shikoku; Tai-an tea house at Myōki-an Temple in Kyoto, built in 1582 by Sen no Rikyū; Sanbō-in at Daigo-ji, in Kyoto Prefecture (1598).

·         Thời kỳ Edo (1615–1867)

Thời kỳ Edo, quyền lực đã được giành lấy và củng cố bởi gia tộc Tokugawa, những người đã trở thành những Shogun. Họ đã chuyển thủ đô đến Edo, sau này trở thành Tokyo. Hoàng đế ở lại Kyoto với tư cách là một nhà lãnh đạo bù nhìn, chỉ có quyền về các vấn đề văn hóa và tôn giáo. Hiện nay cũng vậy, trung tâm chính trị của Nhật Bản là Tokyo, còn Kyoto vẫn là thủ đô văn hóa, trung tâm tôn giáo và nghệ thuật. Các Shogun cung cấp cho các Hoàng đế ít quyền lực, nhưng các khoản trợ cấp lại rất hào phóng.

Thời kỳ Edo chứng kiến ​​sự sử dụng rộng rãi của một loại hình kiến ​​trúc mới của Nhật Bản, được gọi là Sukiya-zukuri, có nghĩa đen là "xây dựng theo sở thích được lựa chọn". Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 16 dùng để chỉ những quán trà biệt lập.

Ban đầu nó được áp dụng cho những ngôi nhà nông thôn đơn giản của các chiến binh samurai và các nhà sư Phật giáo, nhưng vào thời Edo, nó được sử dụng trong mọi loại công trình, từ nhà ở đến cung điện.

Phong cách Sukiya cũng được sử dụng tại khu vườn nổi tiếng nhất thời kỳ này: biệt thự Hoàng gia Katsura ở Kyoto. Các tòa nhà được xây dựng theo phong cách rất đơn giản, không trang trí và chúng là nguyên mẫu cho kiến ​​trúc Nhật Bản trong tương lai.

Khu vườn của Biệt thự Hoàng gia Katsura ở Kyoto (1641–1662)

Tòa nhà có không gian mở ra vườn, vì vậy khu vườn dường như là một phần của tòa nhà. Dù đang ở bên trong hay bên ngoài tòa nhà, khách luôn có cảm giác mình đang ở trung tâm của thiên nhiên. Các tòa nhà trong vườn được bố trí để luôn được nhìn thấy từ một đường chéo, thay vì nhìn thẳng, sự sắp xếp này có tên là ganko.

Nội thất của Geppa Pavilion trong Biệt thự Hoàng gia Katsura, kết hợp hoàn hảo với khu vườn

Hầu hết các khu vườn của thời kỳ Edo là vườn dạo hoặc vườn thiền, chúng thường lớn hơn nhiều so với những khu vườn trước đó. Các khu vườn dạo của thời kỳ này đã sử dụng rộng rãi việc vay mượn phong cảnh (shakkei). Khung cảnh của những ngọn núi xa được lồng ghép trong thiết kế của khu vườn, thậm chí khu vườn được xây dựng ngay trên sườn núi và sử dụng các cao độ khác nhau để có tầm nhìn ra cảnh quan bên ngoài khu vườn.

Các khu vườn dạo ở Edo thường có meisho - cảnh nổi tiếng, như núi Phú Sĩ, hoặc các cảnh trong truyền thuyết Đạo giáo hoặc Phật giáo, hay phong cảnh minh họa cho các câu thơ. Không giống như vườn thiền, chúng được thiết kế để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên, chứ không phải các quy luật nội tại của tự nhiên.

Những khu vườn đáng chú ý trong thời kỳ này bao gồm: Shugakuin Imperial Villa; Shisen-dō (1641); Suizen-ji; Hama Rikyu; Kōraku-en (Okayama); Ritsurin Garden (Takamatsu); Koishikawa Kōraku-en (Tokyo) (1629); Ninna-ji, Kyoto; Enman-in, Otsu; Sanzen-in, north of Kyoto; Sengan-en, Kagoshima (1658); Chishaku-in, southeast of Kyoto; Jōju-in, in the temple of Kiyomizu, southeast of Kyoto (1688–1703); Manshu-in, northeast of Kyoto (1656); Nanzen-ji, east of Kyoto (1688–1703).

Kōraku-en ở Okayama, bắt đầu xây dựng vào năm 1700

Vườn Ritsurin ở Takamatsu, bắt đầu xây dựng vào năm 1625

Khu vườn ẩn cư của nhà thơ và học giả Ishikawa Jozan tại Shisen-dō, được xây dựng vào năm 1641. Sau đó nó trở thành một ngôi đền.

Khu vườn phía bắc tại Ninna-ji ở Kyoto, một khu vườn dạo cổ điển

Khu vườn phía nam tại Ninna-ji, một khu vườn đá

Vườn Koishikawa Kōrakuen ở Tokyo, bắt đầu xây dựng vào năm 1629, hiện nay vườn được bao quanh bởi các tòa nhà văn phòng.

Điểm nổi tiếng nhất của Suizen-ji là một ngọn núi thu nhỏ giống như núi Phú Sĩ

·         Thời kỳ Minh Trị (1868–1912)

Thời kỳ Minh Trị chứng kiến sự hiện đại hóa của Nhật Bản và sự mở cửa với phương Tây. Nhiều khu vườn tư nhân bị bỏ hoang, năm 1871, một đạo luật mới đã chuyển nhiều khu vườn từ thời Edo thành công viên công cộng.

Các nhà thiết kế vườn, sau khi tiếp xúc với những ý tưởng phương Tây, họ đã thử nghiệm phong cách phương Tây, dẫn đến hình thành những khu vườn như vườn Kyu-Furukawa, hay Shinjuku Gyoen. Những nơi khác, chủ yếu ở phía bắc Nhật Bản thì vẫn giữ nguyên bản thiết kế thời kỳ Edo.

Một xu hướng nữa là phong cách vườn theo chủ nghĩa tự nhiên, được phát minh bởi những người đứng đầu ngành công nghiệp và các chính trị gia quyền lực như Aritomo Yamagata. Nhiều người làm vườn đã sớm thiết kế và xây dựng những khu vườn phục vụ nhu cầu này.

Một trong những khu vườn nổi tiếng vì sự hoàn hảo về kỹ thuật trong phong cách này là Ogawa Jihei VII, còn được gọi là Ueji.

Những khu vườn đáng chú ý của thời kỳ này bao gồm: Kyu-Furukawa; Kenroku-en; Chinzan-so; Murin-an.

Vườn Kenroku-en ở Kanazawa

Vườn Chinzan-so ở Tokyo

Vườn Murin-an ở Kyoto

·         Vườn Nhật Bản hiện đại (1912 đến nay)

Trong thời kỳ Showa (1926–1989), nhiều khu vườn truyền thống đã được xây dựng bởi các doanh nhân và chính trị gia. Sau Thế chiến thứ hai, những người xây dựng vườn không chỉ là tư nhân nữa mà còn là các ngân hàng, khách sạn, trường đại học và các cơ quan chính phủ. Lúc này khu vườn trở thành một phần kiến trúc cảnh quan của tòa nhà. Các khu vườn mới được thiết kế bởi các kiến trúc sư cảnh quan và thường sử dụng các vật liệu xây dựng hiện đại.

Một số khu vườn Nhật Bản hiện đại, chẳng hạn như Tōfuku-ji, được thiết kế bởi Mirei Shigemori, được lấy cảm hứng từ các mô hình cổ điển.

  

Tōfuku-ji, Một khu vườn Nhật Bản hiện đại xây dựng năm 1934, được thiết kế bởi Mirei Shigemori, nằm trên khuôn viên của một ngôi chùa từ thế kỷ 13 ở Kyoto

Các khu vườn khác đã thực hiện một cách tiếp cận triệt để hơn nhiều so với truyền thống.

Một ví dụ là Awaji Yumebutai, một khu vườn trên đảo Awaji, thuộc vùng biển nội địa Seto của Nhật Bản, được thiết kế bởi Tadao Ando. Nó được xây dựng trên sườn dốc, như một phần của khu nghỉ dưỡng và trung tâm hội nghị.

  

Awaji Yumebutai, một khu vườn đương đại trên đảo Awaji, Hyōgo (2000)

Khu vườn Nhật Bản đương đại tại Bảo tàng Nghệ thuật Kochi

Khu vườn tại Bảo tàng Nghệ thuật Naoshima Fukutake, sử dụng tác phẩm điêu khắc để mô phỏng hình dạng của hòn đảo ở đường chân trời

Khu vườn của Bảo tàng Nghệ thuật Adachi

Vườn đá Jissō-in ở Iwakura (Kyoto), được cải tạo vào năm 2013.

Vườn Nhật Bản, Chandigarh (Ấn Độ)

Sản phẩm cùng loại
0 VND
 

CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ BẢN

Địa chỉ: Cổ Bản - Phường Đồng Mai - Quận Hà Đông - Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 098.212.1816; 098.328.1618 
Email: cobanjsc@gmail.com
Website: www.cobanjsc.com

Tổng số lượt truy cập : 1.372.500
Đang truy cập : 5