Hotline :
098.212.1816
 
 
 
   Trang chủ    Nhà ở Nhật Bản
Nhà ở Nhật Bản
Vườn Thiền Ryoan-ji
  Mã sản phẩm
  Chất liệu
  Chiều cao
  Chiều rộng
  Chiều dài
  Giá bán
647
0 VND
 
Mô tả sản phẩm

 Vườn Thiền Ryoan-ji.

( Nguồn: Wikipedia)

Ryōan-ji là một ngôi chùa nằm ở phía tây bắc Kyoto, Nhật Bản. Nó thuộc về trường phái Myōshin-ji của nhánh Thiền tông Rinzai. Khu vườn Ryōan-ji được coi là một trong những ví dụ điển hình nhất còn sót lại của kare-sansui ("phong cảnh khô"), một kiểu thiết kế vườn Thiền Nhật Bản tinh tế. Vườn có các khối đá lớn được bố trí giữa những viên sỏi cuội nhẵn (sỏi nhỏ của sông được lựa chọn cẩn thận rồi đánh bóng), những viên đá cuội này được cào thành các hình tuyến tính để tạo phục vụ cho việc thiền định. Ngôi chùa và khu vườn của chùa được UNESCO công nhận là một trong những di tích lịch sử của Cố đô Kyoto và là di sản thế giới.

Khu vườn được xây dựng vào cuối thế kỷ 15, là một hình chữ nhật có diện tích 248m2, kích thước xấp xỉ 25m x 10m. Đặt bên trong nó là 15 viên đá với các kích cỡ khác nhau, được sắp xếp cẩn thận thành 05 nhóm; một nhóm 05 viên đá, hai nhóm 03 viên, và hai nhóm 02 viên đá. Những viên đá được bao quanh bởi lớp sỏi trắng, được các nhà sư cào từng ngày một cách cẩn thận. Thảm thực vật duy nhất trong khu vườn là một số rêu xung quanh các phiến đá.

Tổng thể của khu vườn được nhìn rõ nhất từ vị trí ngồi của hōjō, nơi ở của nhà sư trụ trì. Các viên đá được sắp đặt để không thể nhìn thấy toàn bộ bố cục từ hàng hiên. Chúng cũng được bố trí sao cho khi nhìn vào khu vườn từ bất kỳ góc độ nào (không phải từ trên cao) chỉ có thể nhìn thấy mười bốn tảng đá cùng một lúc. Theo truyền thống, người ta nói rằng chỉ khi đạt được giác ngộ, người ta mới có thể nhìn thấy tảng đá thứ mười lăm.

 

Ý nghĩa của khu vườn

Giống như bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào, khu vườn nghệ thuật Ryōan-ji cũng được nghiên cứu để tìm ra các ý nghĩa có thể có của nó. Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra ở cả trong và ngoài Nhật Bản về những gì được cho là ý nghĩa cho khu vườn, từ những hòn đảo trong dòng suối, một gia đình hổ băng qua sông, đỉnh núi, đến những lý thuyết về bí mật của hình học hoặc các quy tắc cân bằng của số lẻ.

Nhà sử học Gunter Nitschke đã viết: "Khu vườn ở Ryōan-ji không tượng trưng cho bất cứ điều gì, hay chính xác hơn, để tránh mọi hiểu lầm, khu vườn Ryōan-ji không tượng trưng, ​​cũng không có giá trị tái tạo vẻ đẹp tự nhiên nào đó có thể tìm thấy trong thế giới thực hoặc thần thoại. Tôi coi đó là một biểu hiện trừu tượng của các vật thể tự nhiên trong không gian, một yếu tố có chức năng thúc đẩy sự thiền định.

 

Phân tích khoa học của khu vườn

Trong một bài báo được xuất bản bởi tạp chí khoa học Nature, Gert van Tonder và Michael Lyons đã phân tích khu vườn đá bằng cách tạo ra một mô hình phân tích hình dạng (trục trung gian) trong quá trình xử lý hình ảnh. Khi sử dụng mô hình này, họ thấy rằng không gian trống của khu vườn là một cấu trúc ngầm và phù hợp với kiến ​​trúc của ngôi chùa. Theo các nhà nghiên cứu, một trục đối xứng quan trọng gần với vị trí trung tâm của sảnh chính, đây cũng là vị trí quan sát khu vườn được ưa thích. Từ vị trí này, khi ngắm các viên đá theo một đường ngắm dọc, sẽ thấy một hình ảnh tự nhiên rất nhẹ nhàng, ví dụ như thấy một thân cây phân nhánh ra thành nhiều cành.

Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng cấu trúc ngầm của khu vườn được thiết kế để thu hút thị giác vô thức của người xem. Họ nhận thấy rằng khi có sự xáo trộn vị trí của các viên đá, yếu tố đặc biệt trên đã bị phá hủy.

Nhiều thế kỷ sau khi khu vườn được tạo ra, vườn Ryōan-ji tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng những yếu tố ảnh hưởng của nó trong thiết kế vườn khác — ví dụ, trong Japangarten tại Kunstmuseum Wolfsburg ở Đức.

 

Những khu vườn khác của Ryoan-ji

Trong khi khu vườn đá là khu vườn nổi tiếng nhất của Ryōan-ji, thì ngôi chùa còn có một khu vườn nước: ao Kyoyochi, được xây dựng vào thế kỷ 12. Ryōan-ji cũng có một quán trà và vườn trà, có từ thế kỷ 17.

Gần quán trà là một giếng nước bằng đá nổi tiếng, với nước chảy liên tục. Đây là Ryōan-ji tsukubai, dịch là "cúi mình", bởi vì thành giếng thấp, nên mọi người phải cúi xuống để khi muốn sử dụng, “cúi mình” là một biểu hiện của sự tôn kính và khiêm tốn.

Thành giếng hình tròn, miệng giếng là hình vuông, trên bề mặt miệng giếng có khắc chữ kanji: , , , , những chữ này không có ý nghĩa gì khi đọc một mình. Nhưng nếu mỗi chữ kanji trên được kết hợp với hình vuông (hình vuông được phát âm là kuchi, có nghĩa là "miệng" hoặc "khẩu"), thì các ký tự sẽ trở thành , , , , và sẽ được đọc là "ware, tada taru (wo) shiru", dịch theo nghĩa đen là "Tôi biết đầy đủ" hay "Tôi biết thỏa mãn". Đây cũng là một giáo lý Phật giáo nói về sự khiêm tốn bên ngoài và sự phong phú bên trong tâm hồn của một người.

Vị trí của giếng nước - tsukubai, thấp hơn hàng hiên khi người ta đứng ngắm nó, buộc người ta phải cúi đầu kính cẩn để lắng nghe tiếng nhỏ giọt vô tận của nước từ ống tre và cảm nhận đầy đủ hơn ý nghĩa triết học sâu sắc của nó.

Tsukubai cũng là hiện thân của một hình thức giảng dạy Thiền tinh tế bằng cách ghép giữa hai hình thức: bên ngoài mô phỏng một đồng xu cổ của Trung Quốc - biểu hiện của vật chất, bên trong là nội tâm trái ngược với chủ nghĩa vật chất.

Ryōan-ji là một trong những kho tàng văn hóa tuyệt vời và có giá trị của thế giới.

Sản phẩm cùng loại
0 VND
 

CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ BẢN

Địa chỉ: Cổ Bản - Phường Đồng Mai - Quận Hà Đông - Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 098.212.1816; 098.328.1618 
Email: cobanjsc@gmail.com
Website: www.cobanjsc.com

Tổng số lượt truy cập : 1.372.616
Đang truy cập : 2