Hotline :
098.212.1816
 
 
 
   Trang chủ    Nhà ở Nhật Bản
Nhà ở Nhật Bản
Vườn đá Daisen-in
  Mã sản phẩm
  Chất liệu
  Chiều cao
  Chiều rộng
  Chiều dài
  Giá bán
648
0 VND
 
Mô tả sản phẩm

 Vườn đá Daisen-in.

( Nguồn: Wikipedia)

Daisen-in (大仙 ) là một ngôi chùa phụ của Daitoku-ji, một ngôi chùa thuộc trường phái Thiền Rinzai Phật giáo, một trong năm ngôi chùa Thiền quan trọng nhất của Kyoto. Daisen-in được thành lập bởi thiền sư Kogaku Sōkō (1464–1548), chùa được xây dựng từ năm 1509 đến năm 1513. Daisen-in được chú ý bởi những bức tranh ở bình phong và kare-sansui hay còn gọi là khu vườn khô.

Vườn Daisen-in

Khu vườn được cho là không liên quan đến Thiền Phật giáo mà đây là một điển hình về vườn cảnh kiểu Trung Quốc. Khu vườn được chứng minh như một bức tranh trong không gian ba chiều, bởi Wybe Kuitert, tác giả đã tìm hiểu chi tiết về lịch sử của khu vườn. Mặc dù khu vườn được cho là của nhà sư-họa sĩ Soami, nhưng không có bằng chứng bằng văn bản nào cho thấy ông là một người làm vườn. Kuitert gợi ý rằng cái tên "Soami" có thể được sử dụng như một cách nói dành cho những người làm vườn, những người thuộc tầng lớp kawaramono – một tầng lớp không thông thạo Phật giáo.

Khu vườn chính, có hình chữ L, ở phía đông bắc và đối diện với shoin, phòng nghiên cứu của hojo - nơi ở của nhà sư trụ trì ngôi chùa. Phần này của khu vườn là một dải hẹp chỉ rộng 3,7 mét, nó có một cảnh quan tương tự như một bức tranh phong cảnh thu nhỏ thời nhà Tống. Bao gồm các tảng đá gợi ý về núi và thác nước, cây gợi ý cho một khu rừng và sỏi trắng cào gợi ý về dòng sông.

"Sông" tách thành nhiều nhánh, một trong số nhánh đó chảy ra "Biển"- cũng bằng sỏi trắng cào và một vài tảng đá, nhánh kia chảy qua một cánh cổng dẫn đến một "Đại dương" lớn hơn bằng sỏi trắng. Dưới sông là một hòn đá tượng trưng một chiếc thuyền di chuyển theo dòng chảy và tảng đá kia giống lưng của một con rùa đang cố gắng bơi ngược dòng.

“Biển" và "Đại dương" được nối với nhau bằng một lối đi rải sỏi trắng khác ở phía tây của tòa nhà. "Đại dương" và "Biển" đều được cho là những bổ sung sau này cho khu vườn ban đầu.

Các nhà sử học chuyên về vườn người Mỹ David và Michigo Young cho rằng khu vườn có thể đại diện cho một cuộc hành trình ẩn dụ trong suốt cuộc đời: thác nước / sông / biển có thể tượng trưng cho tuổi trẻ, sự trưởng thành và tuổi già, hoặc sự tìm kiếm trí tuệ. Đá trong "sông" có thể gợi ý về những chướng ngại vật. “Đại dương” là sự kết thúc chuyến hải trình, là sự trở về cõi vĩnh hằng khi kết thúc cuộc đời.

Tác giả người Pháp Danielle Elisseeff xem khu vườn được chia thành bốn không gian đại diện cho bốn chủ đề:

·         Thứ nhất là thác nước, hay khởi đầu sự sống.

·         Thứ hai là cổng, tượng trưng cho những giai đoạn cuộc đời: có hình ảnh "con rùa" bằng đá đang vùng vẫy ngược dòng chảy và "con thuyền kho báu" di chuyển về phía hạ lưu với dòng chảy.

·         Thứ ba là Biển.

·         Thứ tư là Đại dương, điểm đến cuối cùng của sự bình lặng và thanh thản.

Tác giả người Đức Gunter Nitschke cũng đưa ra lời giải thích tương tự. Ông viết rằng khu vườn là cuộc sống của con người dưới dạng biểu tượng.

·         Ngọn núi ở đầu khu vườn là núi Horai, nơi gặp gỡ truyền thống của Tám vị thần bất tử trong truyền thuyết Đạo giáo, được tượng trưng bởi một bông hoa trà.

·         Ở góc của "đại dương" - cuối hành trình là một "cây bồ đề", biểu tượng truyền thống của Phật giáo về gốc cây mà Đức Phật đã ngồi khi Ngài thành đạo.

·         Viên đá "con thuyền kho báu" tượng trưng cho sự tích lũy kinh nghiệm trong suốt cuộc đời trưởng thành.

·         Viên đá "con rùa" đại diện cho những nỗ lực vô ích để trở lại tuổi trẻ.

 

Sản phẩm cùng loại
0 VND
 

CÔNG TY CỔ PHẦN CỔ BẢN

Địa chỉ: Cổ Bản - Phường Đồng Mai - Quận Hà Đông - Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 098.212.1816; 098.328.1618 
Email: cobanjsc@gmail.com
Website: www.cobanjsc.com

Tổng số lượt truy cập : 1.372.478
Đang truy cập : 1